Cấu tạo vận thăng lồng: Kết cấu kim loại

Vận thăng lồng bao gồm các kết cấu kim loại, cơ cấu truyền động, hệ thống điện điều khiển, thiết bị an toàn. Cơ khí Gia Hoàng sẽ cung cấp 1 seri các bài viết đầy đủ về cấu tạo vận thăng lồng. Bài viết đầu tiên trong seri là về kết cấu kim loại.

Kết cấu kim loại bao gồm : Lồng mặt đất, đốt tiêu chuẩn, giằng tường, Lồng nâng, cẩu tự lắp.

1. Đốt tiêu chuẩn:

Đốt tiêu chuẩn của vận thăng được chế tạo bằng thép ống cho bốn thanh đứng và các thanh ngang là thép hình có tiết diện vuông. Các thanh này liên kết với nhau thông qua các mối hàn. Các đốt tiêu chuẩn có chiều dài chung là 1,508mét, nối với nhau bằng bu long M24 thành hệ thống khung đốt được định vị thẳng đứng bởi giằng tường và được cố định vào đế ở chân móng.

Đốt tiêu chuẩn
Hình: Đốt tiêu chuẩn
1. Khung ống   2. Thanh răng


2. Giằng tường:

Giằng tường là bộ phận rất quan trọng trong việc giữ cho khung của vận thăng luôn theo phương thẳng đứng, không bị rung lắc, ngoài ra còn có thể căn chỉnh độ nghiêng theo bốn phương. Giằng tường thường cách nhau từ 6~9m tùy vào điều kiện lắp đặt thực tế. Có hai kiểu giằng tường được thể hiện như các hình dưới đây :

Giằng tường kiểu 1
Hình: Giằng tường (kiểu 1)
1. Bê tông cốt thép  2. Giằng  3. Đốt tiêu chuẩn

Giằng tường kiểu 2
Hình: Giằng tường kiểu 2
1. Bê tông cốt thép  2. Giằng  3. Đốt tiêu chuẩn

3. Lồng nâng:

Lồng nâng là bộ phận quan trọng nhất của vận thăng dùng để nâng người và vật liệu, lồng nâng có kích thước 3x1,3x2,4m cho tất cả các model. Được chế tạo bằng hệ khung thép và bao bằng lưới thép, ngoài ra còn có cửa mở đơn và cửa mở đôi, trên đỉnh có cửa sổ nóc cùng lan can bảo hiểm. Phần thân có các con lăn dẫn hướng, các thanh tăng cứng vv….

Cấu tạo lồng nâng
Hình: Lồng nâng
1. Khung lồng
2. Con lăn dẫn hướng động
3. Đối trọng
4. Chống rơi
5. Lan can bảo hiểm
6. Cửa lồng
7. Lưới bao che lồng

Lồng nâng
Hình: Lồng nâng

Lồng nâng ở trạng thái của mở
Hình: Lồng nâng ở trạng thái của mở


4. Lồng mặt đất:

Lồng mặt đất gồm các tấm lưới thép có hình dạng khác nhau, có thể tháo rời và lắp lại một cách dễ dàng, rất thuận lợi cho việc vận chuyển mỗi khi vận thăng được chuyển đến công trình khác.
Lồng mặt đất có tác dụng ngăn những người không có nhiệm vụ vào sử dụng vận thăng, ngoài ra còn dùng để bảo vệ lồng nâng. Cấu tạo của lồng nâng được thể hiện như hình dưới đây:

Cấu tạo lồng mặt đất
Hình: Lồng mặt đất
1. Đế vận thăng
2. Ngưỡng cửa
3. Hộp điện nguồn
4. Cửa ra vào
5. Lưới bao che
6. Đốt cơ sở

Lồng mặt đất


Hình: Lồng mặt đất

Lò xo giảm chấn
Hình: Lò xo giảm chấn
5. Cẩu tự lắp:


Cẩu tự lắp gồm móc cẩu, cần, puly dẫn hướng cáp, cơ cấu cuốn cáp và cáp nâng. Dùng để cẩu các bộ phận của vận thăng như: giằng tường, đốt tiêu chuẩn khi nâng chiều cao của vận thăng vv….

Cẩu tự lắp
Hình: Cẩu tự lắp



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Cấu tạo vận thăng lồng: Cơ cấu chuyển động

    Cơ cấu truyền động được bố trí trên đỉnh lồng nâng có nhiệm vụ nâng hạ lồng nâng thông qua hệ thống bánh răng và thanh răng. Cơ cấu chuyển động bao gồm: khung đứng lắp con lăn dẫn, bánh dẫn, động cơ điện, tấm lắp cơ cấu truyền động, hộp giảm tốc, bánh răng nhỏ

  • Cấu tạo vận thăng lồng: Thiết bị an toàn

    Vận thăng lồng được trang bị thiết bị an toàn nhằm phục vụ việc vận hành an toàn và tin cậy. Thiết bị an toàn của vận thăng lồng là bộ phòng rơi trong đó có các công tắc giới hạn hành trình và thiết bị phòng rơi.

  • Cấu tạo vận thăng lồng: Hệ thống điện

    Hệ thống điện tủ điện nguồn trên lồng mặt đất, tủ điện điều khiển điện đặt trên lồng nâng, tủ điện trở xả đặt trên lồng nâng, hộp điều khiển trong lồng vận thăng. Các thiết bị này có nhiệm vụ cung cấp nguồn động lực và bảo vệ vận thăng khi thiết bị chập mạch điện, hay quá nóng cục bộ