Hướng dẫn chung về vận hành, bảo dưỡng, bôi trơn vận thăng lồng

1. Trình tự thao tác

- Điều kiện làm việc của vận thăng lồng ở tốc độ gió không vượt quá 20m/s (tương đương cấp 8).

- Người vận hành được đào tạo, biết cấu tạo và khả năng của vận thăng, hiểu biết về quy tắc an toàn và duy tu bảo dưỡng.

- Vận thăng phải được điều khiển bởi người đúng ngành đào tạo. Không phải thợ vận hành không được vào buồng điều khiển để vận hành.

- Vận hành vận thăng vào ban đêm phải trang bị đầy đủ thiết bị chiếu sáng cho hiện trường.

- Để đảm bảo sử dụng vận thăng bình thường, điện áp nguồn điện là 380v .

- Trong khi bảo dưỡng sửa chữa cấm mọi hình thức vận hành vận thăng.

- Ở hiện trường người vận hành chịu trách nhiệm cho thêm dầu mỡ bôi trơn đúng kỳ hạn, kiểm tra tình trạng làm việc của vận thăng và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết.

- Vận thăng phải có hệ thống tiếp địa tốt để tránh bị sét đánh. Nghiêm cấm làm việc với vận thăng khi giông bão sấm chớp.

- Vận thăng gặp sự cố về máy móc và điện.

- Dây cáp đối trọng bị đứt, một phần dây cáp đứt vượt quá thời gian quy định.

- Sau khi nhận ca, cần đọc nhật ký làm việc của ca trước, nếu có vấn đề cần kịp thời giải quyết.

- Cần kiểm tra không gian lồng nâng vận hành có vật ngáng trở không để kịp thời loại bỏ.

- Trọng tải phải phân bố đều ở giữa lồng nâng, nghiêm cấm nâng quá tải.

- Khi nghe thấy tiếng động lạ hoặc nhìn thấy những điều khác thường phải dừng vận thăng lại ngay để kiểm tra kỹ thuật.

- Sau khi hết ca vận thăng phải được đặt vào trạm dừng trên mặt đất.

- Làm tốt nhật ký giao ban, đồng thời báo cáo các sự cố hoặc vấn đề máy móc gặp phải cho những người có trách nhiệm.

vận hành vận thăng lồng



2. Trình tự thao tác.

- Bật công tắc nối giữa hộp điện nguồn trong lồng mặt đất với hộp điện trong lồng nâng, kiểm tra đèn chỉ thị nguồn điện trên tấm mặt hộp thao tác đã hoạt động chưa.

- Bật công tắc khởi động  đầu vận hành máy.

- Đóng tất cả các cửa lồng trong buồng thi công, kiểm tra đèn chỉ thị khởi động đã hoạt động chưa, sau khi toàn bộ đã sẵn sàng mới bắt nâng.

- Sử dụng tay điều khiển thực hiện các thao tác công việc theo phương hướng vận hành hiển thị trên tấm mặt.

- Khi máy vận thăng đang hoạt động, khi máy bị ngừng hoạt động do bị cắt điện hoặc các nguyên nhân khác có thể dùng tay điều khiển hạ xuống đưa lồng nâng từ từ trượt đến trạm dừng.

- Dùng tay nắm vào tay kéo sắt chế động điện từ mặt sau động cơ điện từ từ kéo hướng ra ngoài, đưa lồng nâng từ từ trượt xuống dưới đất.

- Chú ý: Khi lồng nâng đang trượt xuống, không được để quá tốc độ vận hành thiết kế nếu không thiết bị an toàn sẽ hoạt động. Cứ hạ được 20m cần phải nghỉ 1 phút để thiết bị an toàn nguội.

3. Thử nghiệm rơi.

- Khi vận thăng đã đưa vào hoạt động bình thường, cứ cách ba tháng định kỳ tiến hành thử nghiệm rơi một lần. Ngoài ra vận thăng sau mỗi lần đổi chỗ lắp đặt lại và đại tu bắt buộc tiến hành thử nghiệm rơi.

thử nghiệm rơi vận thăng lồng



Phương pháp thử nghiệm rơi.

- Vận thăng lắp tải trọng lượng tải thiết kế, vận thăng lắp đối trọng có thể

- Không lắp đối trọng nhưng phải lắp tải 1 tấn.

- Đưa cần thao tác trong buồng thi công về vị trí 0.

- Tắt công tắc nguồn điện tổng trong hộp điện trong lồng mặt đất.

- Theo hình vẽ dưới đấu đầu điện trong hộp điều khiển với hộp nút thử nghiệm rơi chuyên dụng, đồng thời đưa hộp nút ấn đến ngoài lồng nâng, đảm bảo đủ độ dài.

- Ấn nút nâng trên hộp nút, đưa lồng lên cao 5m.

- Ấn nút hạ không cần mở, lồng nâng rơi tự do đến khi bộ phận an toàn phòng rơi hoạt động. Trong điều kiện hoạt động bình thường , cự ly phanh lồng nâng là 0,25 ~ 1,2m. Chú ý nếu lồng nâng cách mặt đất khoảng 2m, khi bộ phận an toàn vẫn chưa hoạt động, cần ngay lập tức bật nút để phanh lồng nâng, sau đó ấn nút hạ để lồng nâng từ từ đi xuống mặt đất, kiểm tra rõ nguyên nhân.

Khôi phục bộ phận an toàn phòng rơi.

Sau khi bộ phận an toàn hoạt động, phải tiến hành điều chỉnh bộ phận an toàn, phương pháp khôi phục bộ phận an toàn cụ thể như sau:

- Nhấc nắp sau và vỏ che ra.

- Tháo đai ốc trong nắp sau ra.

- Nhấc tấm dẫn ra.

- Dùng búa gỗ hoặc vật tương tự gõ.

- Lắp tấm dẫn, vặn đai ốc, đưa tấm dẫn vào vị trí đường đánh dấu ( khi xuất xưởng đã đánh ký hiệu), nếu không điều chỉnh lại đai ốc.

- Lắp công tắc hạn vị làm chặt tấm dẫn.